Chôm chôm loài cây ăn quả ngon của người việt
Là loại cây thuộc vùng nhiệt đới Đông Nam Á, nó có tên khoa học là Nephelium lappaceum. Tên gọi của loài cây này bắt nguồn từ lông mọc trên vỏ của chúng. Ở mỗi quốc gia có tên gọi quả này khác nhau: ở Trung Quốc nó có tên là hồng mao đan, ở Mã Lai gọi là quả rambutan.
Đặc điểm của cây chôm chôm
- Cây chôm chôm: có thể cao tới 10 mét, thân cây gỗ khỏe. Lá cây thuộc loại lá đơn, có phiến hình trái xoan, đuôi lá nhọn. Lá nhỏ màu xanh non, khi già có màu xanh đậm. Ngọn búp của cây có màu đỏ. Hoa cây chôm chôm mọc thành từng chùm ở đầu cành. Mỗi chùm đậu quả trên dưới 20 trái. Thời gian chín của quả là 15-17 tuần sau khi kết quả.
- Trái chôm chôm: hình tròn có kích cỡ nhỏ. Mọc thành từng chùm và có ba phần rõ rệt
- Vỏ : lớp vỏ khá dày tách biệt giữa vỏ và phần thịt, có những sợi lông tưa ra, mềm và cong. Khi nhỏ có màu xanh non và khi chín có màu đỏ.
- Thịt : có hai lọa. Một loại khi chín có phần thịt màu trắng, có vị ngọt, ngon và mềm. Một loại khi chín có phần thịt màu vàng, thường có vị chua, sớ thịt dai hơn, ngon.
- Hạt: có hình khối. Có lớp vỏ màu nâu bao bọc bên ngoài.phần trong có màu xanh non. Dễ bị tách làm hai.
Phân bố
Cây chôm chôm phân bố nhiều ở khu vực Đông Nam Á sau đó được nhân giống và phân bố nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam cây chôm chôm phân bố nhiều ở khu vực Nam trung bộ
Cây chôm chôm đem lại hiệu quả năng suất cao cho người trồng vì nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng
Lợi ích của cây chôm chôm
Quả chôm chôm chứa rất nhiều Vitamin C và nhiều khoáng chất khác nhau. Quả có thể được ăn ngay hoặc được đóng hộp dự trữ để xuất khẩu.
Hạt chôm chôm chứa lượng dầu khá cao. Thường được sử dụng để sản xuất dầu ăn hoặc xà phòng
Vỏ quả thường được dùng để trị các bệnh dân gian như sốt rét, bệnh giun.
xem thêm:
Chú ý khi trồng cây chôm chôm
Tưới nước cho cây chôm chôm : loài cây này rất ưa nước nên thường xuyên tưới cho cây ngày 2 lần và buổi sáng và chiều tối và mùa mưa nên hạn chế tưới
Cắt tỉa cành cho cây chôm chôm: khi cây còn non nên cắt tỉa 18 tháng đầu của cây để tạo cho cây khỏe mạnh, lá tỏa đều đặn, nhanh phát triển cho cây. Sau 18 ko cắt tỉa mà chỉ cắt tỉa những cành sâu hay cong queo.
Bón phân cho chôm chôm: vào năm 1 cứ 1 tháng bạn nên bón phân một lần mỗi gốc khoảng 50-100g NPK, năm thứ 2 bón cho mỗi gốc cây chôm chôm 100gN và 50g KCL, năm thứ 3 bón 1,5 NPK bón vào trước khi ra hoa và sau thu hoạch, năm thứ tư bón 2kg NPK bón vào khi tỉa cành, trước khi nở hoa,khi quả bắt đầu phát triển đều.